Digitala Vetenskapliga Arkivet

Change search
CiteExportLink to record
Permanent link

Direct link
Cite
Citation style
  • apa
  • ieee
  • modern-language-association-8th-edition
  • vancouver
  • Other style
More styles
Language
  • de-DE
  • en-GB
  • en-US
  • fi-FI
  • nn-NO
  • nn-NB
  • sv-SE
  • Other locale
More languages
Output format
  • html
  • text
  • asciidoc
  • rtf
Báo chí,“Tin giả” &Tin xuyên tạc: Sổ tay Giáo dục và Đào tạo Báo chí
(FOJO)
Show others and affiliations
2018 (Vietnamese)Report (Other (popular science, discussion, etc.))
Sustainable development
SDG 16: Promote peaceful and inclusive societies for sustainable development, provide access to justice for all and build effective, accountable and inclusive institutions at all levels
Abstract [vi]

UNESCO hoạt động với mục đích tăng cường giáo dục báo chí, và ấn phẩm này là nỗ lực mới nhất nhằm cung cấp những nguồn lực tri thức hiện đại nhất.

Ấn phẩm này nằm trong “Sáng kiến toàn cầu vì sự xuất sắc trong giáo dục báo chí”, một trọng tâm của Chương trình Quốc tế Phát triển Truyền thông (IPDC) của UNESCO. Sáng kiến này nỗ lực tìm hiểu công tác giảng dạy, thực hành và nghiên cứu báo chí từ góc độ toàn cầu, bao gồm chia sẻ các thực hành tốt trên thế giới.

Theo đó, cuốn sổ tay này có mục đích trở thành một giáo trình mẫu trên phạm vi quốc tế, cho phép áp dụng hoặc sửa đổi, để đáp trả vấn nạn tin xuyên tạc đang nổi lên trên toàn cầu gây thách thức cho các xã hội nói chung và ngành báo chí nói riêng.

Cuốn sổ tay này tránh giả định rằng thuật ngữ “tin giả” có một ý nghĩa rõ ràng hay phổ biến.1 “Tin” có nghĩa là thông tin có thể kiểm chứng vì lợi ích công, nên những thông tin không đáp ứng được tiêu chuẩn này không xứng đáng được gọi là tin. Như vậy hiểu theo nghĩa này, “tin giả” là một thuật ngữ mâu thuẫn dễ dàng phá hoại tính tin cậy của những thông tin thật sự chạm đến ngưỡng cửa của khả năng có thể kiểm chứng và lợi ích công: tin tức thật.

Để hiểu rõ hơn các trường hợp liên quan đến sự thao túng lợi dụng ngôn ngữ và các quy ước của các thể loại tin tức, ấn phẩm này phân tích các hành động gian trá này theo đúng bản chất của chúng: một phạm trù thông tin giả mạo cụ thể trong phạm vi của các hình thức tin xuyên tạc ngày càng đa dạng, bao gồm các định dạng giải trí như tranh vui.

Trong ấn phẩm này, tin xuyên tạc nói chung được dùng để chỉ những nỗ lực cố ý (thường là có tổ chức) hòng gây nhầm lẫn hoặc thao túng mọi người thông qua việc cung cấp thông tin không trung thực. Hành động này thường được kết hợp với những chiến lược truyền thông song song và giao thoa và một loạt các chiến thuật khác như tấn công an ninh mạng hay gây thất thiệt cho các cá nhân. Tin sai nói chung được dùng để chỉ những thông tin gây nhầm lẫn được tạo ra hay lan truyền nhằm mục đích thao túng hay làm hại. Cả hai đều là vấn đề cho xã hội, nhưng tin xuyên tạc đặc biệt nguy hiểm vì nó thường là hành động có tổ chức, được trang bị đầy đủ, và được hậu thuẫn bởi công nghệ tự động.

Những nhà thầu tin xuyên tạc rình mò những người tiếp nhận thông tin dễ dãi hay phiến diện với hy vọng sẽ tuyển được những đội quân khuếch đại và nhân rộng thông tin. Bằng cách này, họ cố gắng cổ vũ chúng ta trở thành những đường dây truyền tin bằng cách lợi dụng thiên hướng chia sẻ thông tin vì nhiều lẽ của chúng ta. Một mối nguy hiểm đặc biệt là “tin giả” theo nghĩa này thường miễn phí - nghĩa là những người

không có khả năng mua báo chí chất lượng, hoặc không tiếp cận được với dịch vụ đưa tin công độc lập, đặc biệt dễ trở thành nạn nhân của cả tin xuyên tạc và tin sai.

Sự lan truyền tin xuyên tạc và tin sai có thể xảy ra chủ yếu là nhờ các mạng xã hội và dịch vụ nhắn tin xã hội; điều này đặt câu hỏi về mức độ kiểm soát và tự kiểm soát của những công ty cung cấp các dịch vụ này. Với đặc tính là nền tảng trung gian, hơn là nguồn tạo nội dung, các doanh nghiệp này cho đến nay nói chung mới chỉ bị kiểm soát nhẹ nhàng (ngoại trừ trong lĩnh vực bản quyền). Tuy nhiên, trong bối cảnh áp lực đối với họ ngày càng gia tăng, cũng như đứng trước những nguy cơ đe dọa tự do biểu đạt của sự kiểm soát thái quá, những bước tiến theo hướng tự kiểm soát đang gia tăng - mặc dù còn chắp vá.2 Vào năm 2018, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tự do biểu đạt và tự do quan điểm đã xoáy vào vấn đề này trong báo cáo thường niên, thúc giục các nhà mạng học hỏi từ sự tự kiểm soát trong ngành truyền thông tin tức, và tuân thủ hơn các tiêu chuẩn của LHQ về quyền phổ biến, tìm kiếm và tiếp nhận thông tin.3 Trong hệ sinh thái đang phát triển nhanh chóng của các biện pháp được thực hiện bởi cả nhà nước lẫn doanh nghiệp, các nhà báo và các hãng tin, đối tượng của ấn phẩm này, giữ một vai trò rất quan trọng.

Place, publisher, year, edition, pages
Kalmar, Sweden: Fojo: Media Institute , 2018. , p. 128
Series
Sổ tay Giáo dục và Đào tạo Báo chí Bộ ấn phẩm của UNESCO về Giáo dục Báo chí
National Category
Media Studies
Research subject
Media Studies and Journalism
Identifiers
URN: urn:nbn:se:lnu:diva-119349OAI: oai:DiVA.org:lnu-119349DiVA, id: diva2:1737102
Note

Bản gốc của tài liệu này do UNESCO xuất bản bằng tiếng Anh có tựa đề “Journalism, ‘Fake News’ and Disinformation: A Handbook for Journalism Education and Training” dưới hình thức giấy phép truy cập mở. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy Điển, Viện Đào tạo Báo chí Fojo thuộcTrường Đại học Linnaeus đã tổ chức dịch tài liệu này sang tiếng Việt dưới các điều kiện giấy phép như của UNESCO. Fojo đã tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo bản dịch được nhất quán với bản gốc bằng tiếng Anh, tuy nhiên ấn phẩm này không được coi là bản dịch chính thức của UNESCO.

Những ý kiến và quan điểm được thể hiện trong ấn phẩm này là của nhiều tác giả; chúng không nhất thiết là ý kiến và quan điểm của UNESCO và không ràng buộc Tổ chức.

Available from: 2023-02-15 Created: 2023-02-15 Last updated: 2023-02-22Bibliographically approved

Open Access in DiVA

fulltext(2407 kB)463 downloads
File information
File name FULLTEXT01.pdfFile size 2407 kBChecksum SHA-512
a04b55d6b24a0f64425e2680f094cb77de41ebf9986d47ced979f84318403d972e77053b939312fdbf1db2ee7e0cac4d316b0d4e527832f58a018e89ec997e32
Type fulltextMimetype application/pdf

Media Studies

Search outside of DiVA

GoogleGoogle Scholar
Total: 532 downloads
The number of downloads is the sum of all downloads of full texts. It may include eg previous versions that are now no longer available

urn-nbn

Altmetric score

urn-nbn
Total: 474 hits
CiteExportLink to record
Permanent link

Direct link
Cite
Citation style
  • apa
  • ieee
  • modern-language-association-8th-edition
  • vancouver
  • Other style
More styles
Language
  • de-DE
  • en-GB
  • en-US
  • fi-FI
  • nn-NO
  • nn-NB
  • sv-SE
  • Other locale
More languages
Output format
  • html
  • text
  • asciidoc
  • rtf